Những cách lợp mái ngói bạn nên biết hiện nay - CÔNG TY TNHH XD THÉP BÌNH NGUYÊN

Những cách lợp mái ngói bạn nên biết hiện nay

06/12/2019

Xu hướng xây nhà hiện nay là các kiểu nhà mái thái hiện đại. Đây là loại mái nhà thể hiện được sự sang chảnh và hiện đại và mang đậm cá tính riêng của gia chủ. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về chi tiết mái ngói cũng như hướng dẫn về cách lợp nhà mái ngói mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Các kết cấu mẫu nhà mái ngói

– Hoành: Là các dầm chính được dùng để đỡ mái mặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà

– Rui là các dầm phụ trung gian, được đặt dọc theo chiều dốc của mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống hoành.

– Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui. Ở đây khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu này cho mái nhà nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.

– Hiện nay, có rất nhiều chủng loại ngói có thể được áp dụng trong quá trình thi công nhà ở trọn gói có thể bao gồm:

– Ngói đất nung: Ngói đất nung được coi là loại ngói truyền thống và được sử dụng phổ biến.

– Ngói màu: Ngói màu được sử dụng thường xuyên hiện nay. Với màu sắc đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.

2. Chú ý đến độ dốc mái

Cần chú ý và tính toán độ dốc của mái sao cho phù hợp mỗi mái nhà khác nhau sẽ có độ dốc khác nhau để thoát nước một cách hiệu quả

Hướng dẫn lợp ngói màu – Đối với kết cấu mái dùng bê tông cốt thép

– Độ cao của đỉnh đòn tay phải được xác định rõ ràng, cuối cùng phải cao hơn đỉnh đòn tay trước nó là 25.

– Khoảng cách giữa 2 li tô ( tâm nối tâm) phải có sự đồng nhất, nằm trong khoảng từ 340 đến 360mm. Khoảng cách này phải đồng nhất để đảm bảo các li tô phải được thiết kế và lắp đặt song song với nhau. Chia li tô từ trên đỉnh mái chia xuống.

Lưu ý: Chiều dài “L” phụ thuộc vào độ dốc và chiều dài mái. Hai đòn tay trên nóc giữ khoảng cách tiêu chuẩn 4- 6cm. Đặt hàng đòn tay đầu tiên bằng cách lấy khoảng cách từ tim của đòn tay thức hai L từ 28-32cm ( tùy thuộc chiều dài và độ dốc mà ta bố trí). Trong quá trình thi công bạn nên chú ý các yếu tố này để thực hiện chính xác trong quá trình xây dựng.

– Lợp đầy đủ một hàng dưới làm chuẩn, sau đó tiếp tục lợp lên. Nên lợp ngói theo phân khúc từ dưới lên. Cứ 10 viên gói đặt 1 dây dọi từ nóc đến phía dưới đảm bảo chúng thẳng hàng. Lợp từ phải qua trái, trong quá trình lợp bạn nên chú ý viên ngói đầu tiên phải đặt ở góc bên phải cách mép ngồi của kèo là 3cm. Nên đóng đinh cố định cho mỗi viên ngói ở hàng đầu vào đòn tay bằng đinh 5cm cho đòn tay gỗ hoặc ốc vít 5cm cho đòn tay bằng kim loại.

– Lợp ngói lần lượt từ phải sang trái, từ dưới lên trên trong các mẫu nhà mái thái đẹp.

3. Chú ý về khoảng cách lợp ngói

Đối với các loại ngói sóng hiện nay, không nên lợp các mẫu ngói này quá khít với nhau bởi khi lợp mái, nhiệt độ mái tăng cao, sẽ gây ra hiện tượng giãn nở. Khi giãn nở vì nhiệt, các viên ngói sẽ được giãn sang 2 bên trái và phải. Sẽ gây ra xô lệch mái ngói dẫn đến ngói bị vỡ. Vì vậy, lưu ý đầu tiên đó là phải lợp ngói với khoảng cách vừa đủ không quá khít cũng không quá rộng.

Khoảng cách vừa đủ đối với các loại ngói sóng lớn, hoặc sóng nhỏ hiện nay dao động trong khoảng cách phù hợp từ 0.7 đến 1.2mm. Thao tác cần thiết của người thợ trước khi tiến hành lợp ngói đó là cần phải “ Lắc nhẹ” khi đặt từng viên ngói lên mè.

Chú ý về khoảng cách lợp ngói:

– Khi lắc nhẹ trước khi đặt, các viên ngói sẽ được lợp với khoảng cách vừa đủ, vẫn có khoảng cách vừa đủ để ngói giãn nở nhiệt.

– Bạn sẽ thắc mắc về việc lắc như thế nào được coi là đủ đối với ngói lợp, vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và kinh nghiệm của người thợ.

Hướng dẫn cách di chuyển trên mái ngói trong khi lợp mái nhà tránh bể, vỡ

– Khi bước trên mái ngói, nhiều người lại không chú ý trong cách di chuyển tại vị trí trên ngói điều này gây nguy hiểm trong thi công mà còn gây vỡ ngói. Khi bước trên mái ngói khi xây dựng biệt thự đẹp, cần phải bước lên vị trí mũi ngói, tránh việc bước lên vào các gờ chống mí nơi 2 viên ngói tiếp giáp nhau.

Hướng dẫn cách lợp ngói rìa đối với nhà mái ngói, nhà mái thái

– Viên ngói cuối rìa được lợp đầu tiên, khi gắn viên ngói cuối rìa, cần phải đảm bảo khi lợp nó sẽ che phủ vừa hết chiều dài viên ngói chính ở hàng thứ nhất. Nên khoan thủng các lỗ đinh trên thân ngói cuối rìa trước khi bắt ốc vít.

– Tất cả các viên ngói rìa cần phải được bắt vít cố định vào mè khi lợp cần phải đảm bảo các viên ngói rìa phải bao phủ toàn bộ rìa mái, đầu lớn của viên ngói rìa bên trên nằm chồng lên đầu nhỏ của viên ngói rìa bên dưới.

– Tại vị trí giao nhau của rìa ngói và nóc ngói, sử dụng ngói cuối nóc sao cho 2 viên ngói rìa nằm càng sát nhau càng tốt. Các bạn nên chú ý khi lợp ngói rìa không nên sử dụng vữa để gắn ngói rìa bởi vữa sẽ dễ bị khô khi đông cứng. Khi vệ sinh mái ngói sau khi hoàn thiện cũng khó khăn, tốn thêm nhân công.

Hướng dẫn cách lợp mái ngói: Vệ sinh hoàn thiện mái ngói

Vệ sinh sạch sẽ phần vữa dính trên mặt ngói, có thể dùng sơn bảo vệ ngói và tăng độ bóng cho mái ngói và đảm bảo sự thẩm mĩ của ngôi nhà.

Hy vọng, một số chú ý và hướng dẫn cơ bản về cách lợp nhà mái ngói thái trên sẽ giúp bạn những kinh nghiệm khi thi công và xây dựng nhà ở của gia đình mình!

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0936095295